CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIP

Tin tức

Tin tức

Hướng dẫn cách tính thuế môi trường với hàng nhập khẩu

Các đối tượng, sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường thì cá nhân, đơn vị sản xuất những sản phẩm này sẽ phải tính thuế bảo vệ môi trường để nộp thuế theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường.


Thu chi thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường 

Định nghĩa thuế bảo vệ môi trường tại Điều 2, Luật thuế bảo vệ môi trường: Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường:

Thuế bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:

  • Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và tương lai
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội
  • Tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường
  • Các quy định về thuế bảo vệ môi trường không quá phức tạp, phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý
  • Tạo nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam
 
Cơ sở pháp lý:
  • Luật thuế BVMT số: 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010: Tải về
  • Nghị định Số: 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011: Tải về
  • Thông tư Số: 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011: Tải về
  • Thông tư Số: 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012: Tải về
  • Nghị định Số: 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016: Tải về
  • Thông tư Số: 66/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 04 năm 2016: Tải về
  • Nghị định: 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016: Tải về
Và một số công văn khác của Bộ tài chính, Tổng cục thuế.
 

1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường

Theo điều 3 của thông tư 152
“1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
 
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
2.1. Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ thác hay nhận uỷ thác nhập khẩu.

2.2. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.

2.3. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.”
 
2. Cách tính thuế bảo vệ mô​i trường
* Công thức tính
 
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá
 
Trong đó:
- Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:
 
Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế = Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp
 
+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
 
- Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá được quy định như sau:
Theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
 

Mức thuế tuyệt đối

Ví dụ: Tính thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp sau:
Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.

BÀI GIẢI
 
Vấn đề: Túi ni lông đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và màng nhựa khác (PA, PP,..) thì chỉ có phần màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE là phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
=> Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế: = 100kg x 70% = 70kg
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá với ni lông là: 40.000đ/kg
=> Số thuế môi trường phải nộp = 70 x 40.000 = 2.800.000đ.
 
Khi bán các sản phẩm, hàng hóa này thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn theo đúng thời điểm quy định nếu không sẽ bị phạt theo luật thuế.
Chi tiết: Thời điểm xuất hóa đơn trong Xây dựng - Dịch vụ - Bán hàng - Vận tải - Xăng dầu...

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội

3. Cách tính phí bảo vệ môi trường với hoạt động khai thác khoáng sản

Riêng với hoạt động khai thác khoáng sản ngoài việc chịu thuế bảo vệ môi trường còn bị tính phí BVMT và được hướng dẫn tại NĐ 164/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2017 như sau:
 
* Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
 
2. Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
 
3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.
 
* Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
 
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;
- Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
- f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
 

BIỂU KHUNG MỨC PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(Kèm theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ)

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mc thu tối thiểu (đồng)

Mức thu tối đa (đồng)

I

QUẶNG KHOÁNG SẢN KIM LOẠI

 

 

 

1

Quặng st

Tấn

40.000

60.000

2

Quặng măng-gan

Tn

30.000

50.000

3

Quặng ti-tan (titan)

Tn

50.000

70.000

4

Quặng vàng

Tn

180.000

270.000

5

Quặng đất hiếm

Tấn

40.000

60.000

6

Quặng bạch kim

Tn

180.000

270.000

7

Quặng bạc, Quặng thiếc

Tấn

180.000

270.000

8

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan (antimoan)

Tn

30.000

50.000

9

Quặng chì, Quặng kẽm

Tn

180.000

270.000

10

Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bouxite)

Tấn

10.000

30.000

11

Quặng đồng, Quặng ni-ken (niken)

Tấn

35.000

60.000

12

Quặng cromit

Tn

40.000

60.000

13

Quặng cô-ban (coban), Quặng mô-lip-đen (molipden), Quặng thủy ngân, Quặng ma-nhê (magie), Quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

180.000

270.000

14

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

20.000

30.000

II

KHOÁNG SN KHÔNG KIM LOI

 

 

 

1

Đá p lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan)

m3

50.000

70.000

2

Đá Block

m3

60.000

90.000

3

Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi), Sa-phia (sapphire), E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen, A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)

Tấn

50.000

70.000

4

Sỏi, cuội, sạn

m3

4.000

6.000

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.000

5.000

6

Đá vôi, đá sét làm xi măng, các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan), khoánchất công nghiệp (barit, fluorit, bentônít và các loại khoáng chất khác)

Tn

1.000

3.000

7

Cát vàng

m3

3.000

5.000

8

Cát trắng

m3

5.000

7.000

9

Các loại cát khác

m3

2.000

4.000

10

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.000

2.000

11

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

1.500

2.000

12

Đất làm thạch cao

m3

2.000

3.000

13

Cao lanh, phen-sờ-phát (fenspat)

m3

5.000

7.000

14

Các loại đất khác

m3

1.000

2.000

15

Sét chịu lửa

Tấn

20.000

30.000

16

Đôlômít (dolomite), quắc-zít (quartzite), talc, diatomit

Tấn

20.000

30.000

17

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tn

20.000

30.000

18

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)

Tn

20.000

30.000

19

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

3.000

20

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin), graphit, sericit

Tn

3.000

5.000

21

Than các loại

Tấn

6.000

10.000

22

Khoáng sản không kim loại khác

Tấn

20.000

30.000

 

Ví dụ: Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc xúc thải ra của tháng này như sau:
10.000 x 0,7 x 200 đồng/m3 = 1.400.000 đồng

Thời Điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu:

  • Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu được quy định tại điều 6, văn bản hợp nhất sô 32/VBHN-BTC như sau:
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán
  • Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
  • Khai thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu
  • Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.
     

Quý khách tham khảo nội dung quy định trên, nếu cần thông tin và tư vấn thêm dịch vụ Ủy thác nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với VINASHIP để được hỗ trợ:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIP

 C8-BT04 khu đô thị Việt Hưng, P.Giang Biên, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
 +84.949.518.000
 +84.243.2020.333
 info@vinaship.asia
 https://vinaship.asia

Các tin khác

Liên hệ với chúng tôi

Chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi, các đề nghị cũng như luôn tiếp nhận những yêu cầu từ phía khách hàng
Luôn luôn tiếp nhận, luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng là phương châm làm việc của chúng tôi
 
Gửi liên hệ