CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIP

Tin tức

Tin tức

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Trong 7 tháng qua, cả nước đã phải chi tới 2,2 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó riêng nhập ngô đã tốn hơn 1 tỷ USD. 


Phân loại thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu
  • Nhập khẩu vật tư nhiều đã khiến thâm hụt thương mại của ngành chăn nuôi quá lớn, lên tới 1,9 tỷ USD. Cùng với biến động tỷ giá USD/VND, thực tế này đang ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  • Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước đã chi tới 17,83 tỷ USD để nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng nhóm mặt hàng phân bón ước tính khối lượng nhập khẩu trong tháng 7 đạt 235 nghìn tấn với giá trị 66 triệu USD.

Sức ép lên các doanh nghiệp nhập khẩu

Tỷ giá tăng liên tục từ giữa tháng 7 đến nay đang gây sức ép rất lớn với các doanh nghiệp nhập khẩu trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lại mừng. Giá hàng hóa, và các nguyên phụ liệu cho sản xuất và hàng hóa trong nước nhập khẩu dự báo sẽ tăng mạnh...

Nhóm mặt hàng nguyên liệu thức chăn nuôi chứng kiến sự tăng rất mạnh về giá trị kim ngạch nhập khẩu, lên tới 2,2 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Argentina, Hoa Kỳ  và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 32,9%, 16,2% và 14,5%.

Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh ở nhiều thị trường: từ Brazil tăng gấp 4,2 lần, Hoa Kỳ tăng 90,7% và Trung Quốc tăng 47,4%.  

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 314 nghìn tấn với giá trị 138 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu trong 7 tháng đạt 1,15 triệu tấn và 504 triệu USD, tăng 12,4% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Với mặt hàng ngô, ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 5,22 triệu tấn và giá trị lên tới 1,06 tỷ USD, tăng 23,3% về khối lượng và tăng 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Đối với mặt hàng lúa mì, ước tính khối lượng nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 363 nghìn tấn, tiêu tốn 85 triệu USD. Lũy kế khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm  đạt 3,13 triệu tấn và 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba nguồn cung cấp lúa mì chính là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 46,5%, 29,4% và 8,3%.

Việc tốn quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã khiến thâm hụt thương mại của ngành chăn nuôi ngày càng trầm trọng. Bởi, giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm chăn nuôi vẫn rất thấp, chỉ đạt 44 triệu USD trong tháng 7/2018 ước đạt 44 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu nhóm hàng này 7 tháng đầu năm ước đạt 305 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện ngành chăn nuôi nhập siêu 1,9 tỷ USD. 


Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Để giảm sức ép cho các đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, Vinaship xin hướng dẫn Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để các đơn vị thành thạo hơn trong quá trình nhập khẩu:

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi yêu cầu :

  • Khai báo kiểm dịch động vật

Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật như bột xương thịt, bột gia cầm, bột cá,…đã có trong danh mục TACN (TT26) được phép nhập khẩu. Trước tiên, để có thể nhập khẩu bột xương thịt, bột cá, bột gia cầm có nguồn gốc từ động vật=>xin giấy phép đăng kí kiểm dịch động vật==>hàng về==>khai báo kiểm dịch động vật.

Vậy xin giấy phép đăng kí  kiểm dịch động vật như thế nào ?

  • Xin giấy phép tại cục Thú Y, tùy vào thị trường có được phép xuất khẩu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật đó vào Việt Nam hay không ?

Sau khi xin được giấy phép hãy cho hàng về. Khi hàng về tới cảng thì khai báo kiểm dịch động vật với Chi cục thú Y vùng, lấy mẫu thực tế tại cảng, khi có kết quả mới được kéo hàng về ( thường thì 3 tới 5 ngày sẽ có kết quả)

  • Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi

Một thủ tục bắt buộc của thức ăn chăn nuôi nói chung và các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật như bột xương thịt, bột cá nói riêng thì chúng ta phải đăng kí KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU qua hệ thống một cửa quốc gia. Và tuỳ vào mặt hàng của bạn thuộc thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật, hay chưa có quy chuẩn kỹ thuật mà bộ phận tiếp nhận sẽ là các trung tâm chuyên KTCL được Cục Chăn Nuôi chỉ định, hoặc hồ sơ của bạn sẽ được tiếp nhận trực tiếp bởi Cục Chăn Nuôi. Sau khi đơn đăng kí đã được xác nhận, tiến hành lấy mẫu thực tế tại cảng hoặc tại kho riêng của doanh nghiệp.

  • Chứng từ yêu cầu: Hợp đồng, Invoice, Packing, Certificate of Annalysis và Tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự công bố.
  • Thời gian xử lí hồ sơ:
  • Các Trung tâm KTCL do cục chăn nuôi chỉ định: 2-5 ngày
  • Cục Chăn nuôi: 5 ngày tới 2 tuần

Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:

  • Đơn khai báo kiểm dịch động vật,
  • Đơn đăng kí KTCL thức ăn chăn nuôi nhập khẩu,
  • Invoice, Packing List, Bill of lading, CO ( nếu có).

LƯU Ý:
Hàng chỉ được thông quan khi có kết quả của cả hai bên Thú Y và Kiểm tra chất lượng.

Vinaship nhận ủy thác nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 
 

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIP

 C8-BT04 khu đô thị Việt Hưng, P.Giang Biên, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
 +84.949.518.000
 +84.243.2020.333
 info@vinaship.asia
 https://vinaship.asia

Các tin khác

Liên hệ với chúng tôi

Chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi, các đề nghị cũng như luôn tiếp nhận những yêu cầu từ phía khách hàng
Luôn luôn tiếp nhận, luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng là phương châm làm việc của chúng tôi
 
Gửi liên hệ